Mô tả công việc cho nhân viên kinh doanh

Mô tả công việc cho nhân viên kinh doanh

01/01/1970 By Admin
Công việc của một nhân viên kinh doanh, quy cho cùng là bán sản phẩm và dịch vụ cho một công ty để gia tăng lợi nhuận và thị phần. Nhân viên kinh doanh có thể làm việc cho doanh nghiệp ở các ngành khác nhau, kinh doanh sản phẩm khác nhau nhưng chung quy công việc và yêu cầu nghiệp vụ vẫn có những điểm chung.


Hiện nay nhân viên kinh doanh là vị trí tuyển dụng khác phổ biến cùng với sự phát triển của nhiều công ty, doanh nghiệp mọi linh vực. Vì vậy, nếu bạn là ứng viên đã có kinh nghiệm chuyên môn thì không khó để tìm kiếm việc làm phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong buổi vấn để chứng tỏ bạn là người xứng đáng nhất cho vị trí đang cần tuyển nhân sự. Bạn cũng nên tìm hiểu yêu cầu công việc nhân viên kinh doanh ra sao để biết cách trả lời các vấn đề liên quan mà nhà tuyển dụng đưa ra.

mo ta cong viec nhan vien kinh doanh

 

Nhân viên kinh doanh cần đáp ứng yêu cầu công việc gì?

Công việc của nhân viên kinh doanh

  • Giới thiệu, quảng cáo và bán sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng tiềm năng lực hiện các phân tích hiệu quả chi phí của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
  • Thiết lập, phát triển và duy trì mối quan hệ kinh doanh, chăm sóc khách hàng tích cực để đảm bảo doanh số trong tương lai.
  • Liên hệ với khách hàng tiềm năng thông qua cuộc gọi lạnh.
  • Tiến hành giải quyết các vấn đề và khiếu nại của khách hàng để tối đa hóa sự hài lòng của họ.
  • Đạt được chỉ tiêu doanh thu đã thỏa thuận trước đó.
  • Phối hợp bán hàng với các thành viên trong nhóm và các bộ phận khác.
  • Phân tích tiềm năng của thị trường, theo dõi doanh thu và các báo cáo.
  • Cung cấp cho quản lý các báo cáo về nhu cầu, khó khăn, sở thích của khách hàng, các hoạt động cạnh tranh và tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ mới.
  • Cập nhật các nguyên tắc và xu hướng quảng cáo mới nhất.

Yêu cầu về kỹ năng và bằng cấp

  • Sử dụng thành thạo các quy tắc BRM & CRM cùng khả năng xây dựng mỗi quan hệ nghiệp vụ kinh doanh hiệu quả.
  • Nhiệt tình trong công việc.
  • Kỹ năng bán hàng, giao tiếp và thương lượng tốt.
  • Kỹ năng quản lý, tổ chức và ưu tiên công việc.
  • Có khả năng thuyết trình hướng tới nhu cầu của người nghe.
  • Kỹ năng quản lý các mối quan hệ và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến phản hồi.
  • Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Marketing và các chuyên ngành liên quan.

Những điều bạn cần biết để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi

  • Sẵn sàng cho đi trước khi nhận lại. Hãy bỏ suy nghĩ bán hàng ra khỏi đầu, một nhân viên kinh doanh xuất sắc là người cung cấp thông tin và giúp nhiều người mua được sản phẩm họ cần trước khi họ mua hàng của bạn.
 
  • "Miễn dịch" với sự từ chối. Bạn sẽ nghe thấy những câu như "không", "tôi không quan tâm" hay đại loại thế hàng ngày. Nếu bạn quá để tâm, không kiên nhẫn, hay chán nản, bạn sẽ không thể trụ lại nghề này.
 
  • Quản lý nhiều thông tin cùng lúc. Hầu hết các trường hợp, bán hàng gồm nhiều phần biến đổi liên quan đến hợp động, các điều khoản, thời gian giao hàng, tiến độ thanh toán... Vì thế, bạn cần quản lý tất cả thông tin này cho đến khi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
 
  • Bán hàng kiêm marketing. Muốn trở thành một nhân viên bán hàng giỏi, bạn cần xây dựng uy tín cá nhân bên ngoài công ty, tự marketing bản thân để tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng qua mạng xã hội - một kênh bán hàng không thể bỏ qua hiện nay.
 
  • Bạn cần thoải mái với việc đặt các câu hỏi không mấy dễ chịu. Có thể sản phẩm, dịch vụ bạn kinh doanh là tốt nhất thế giới, và về mặt lý trí khách hàng mua nó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, chúng ta mua hàng lại theo cảm xúc và dùng lý trí để biện hộ cho quyết định ấy. Bạn cần sẵn sàng khai thác sâu hơn và giúp khách hàng thấy được cuộc sống của họ sẽ ra sao nếu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh
mo ta cong viec nhan vien kinh doanh
Bí quyết để trở thành nhân viên kinh doanh giỏi
 

Với những công việc cơ bản về nhân viên kinh doanh trên đây đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về vị trí này, nếu bạn chưa biết học gì ra làm nhân viên kinh doanh, bán hàng thì hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các chuyên ngành và trường đào tạo để có thể học tập tốt và ứng tuyển vào những vị trí mình quan tâm. Được làm điều mình thích, có nguồn thu nhập ổn định là điều rất nhiều người mong muốn vì thế các bạn hãy cố gắng học hỏi và tìm hiểu không ngừng để lựa chọn cho mình công việc thích hợp nhất nhé.

Map
Zalo
Hotline